Ảnh hưởng của độ dày niêm mạc tử cung đến khả năng mang thai

Nội mạc tử cung dày lên hoặc mỏng đi theo từng thời điểm trong tháng, dưới sự tác động của hormone sinh dục nữ. Độ dày nội mạc tử cung cũng khác nhau theo sự phát triển của người phụ nữ, liên quan mật thiết tới hoạt động sinh dục và mang thai. Do đó độ dày niêm mạc tử cung ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai của phụ nữ

Niêm mạc tử cung có độ dày bao nhiêu là bình thường?

Độ dày niêm mạc tử cung thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt được chia thành ba giai đoạn với độ dày niêm mạc tử cung tương ứng như sau:

Giai đoạn vừa hết kỳ kinh nguyệt: Lúc này niêm mạc tử cung đang bắt đầu tái tạo lại nên độ dày chỉ khoảng 3 – 4 mm.

Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt, trước thời điểm rụng trứng: Lớp niêm mạc dày lên đáng kể, độ dày khoảng 8 – 12 mm.

Giai đoạn sau khi rụng trứng và sắp đến kỳ hành kinh: Lớp niêm mạc phát triển dày hơn nửa, khoảng 12 – 16 mm. Nếu không có thai nhi đến làm tổ thì lớp niêm mạc này sẽ bị hoại tử và bong ra tạo thành kinh nguyệt.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ dày niêm mạc tử cung

Độ dày của nội mạc tử cung thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên cũng có những yếu tố khác có thể thúc đẩy thay đổi độ dày nội mạc tử cung.

Một trong những nguyên nhân phổ biến đó là khi mang thai. Phụ nữ khi mang thai ngoài tử cung hoặc khi thai dưới 5 tuần sẽ có niêm mạc tử cung dày lên.

Ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư buồng trứng là một trong những tình trạng ác tính có thể làm cho niêm mạc tử cung dày lên bất thường. Theo Hiệp hội Hoa kỳ, Ung thư niêm mạc tử cung là loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. Loại ung thư này gặp nhiều hơn ở người da trắng so với người Mỹ gốc Phi. Ung thư nội mạc tử cung hiếm gặp ở phụ nữ dưới 45. Thông thường, bệnh được chẩn đoán nhiều ở độ tuổi trung bình khoảng 60.

Các yếu tố khác góp phần làm cho độ dày nội mạc tử cung lớn lớn, bao gồm:

  • Béo phì
  • Liệu pháp thay thế hoc môn (HRT)
  • Tamoxifen
  • Tăng huyết áp mãn tính
  • Polyp nội mạc tử cung
  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng sản nội mạc tử cung

Tăng sản niêm mạc tử cung là một tình trạng trong đó nội mạc tử cung trở nên quá dày. Tình trạng này thường liên quan đến việc nồng độ estrogen trong máu quá cao nhưng progesterone lại thiếu hụt. Bản chất của tăng sản nội mạc tử cung không phải là ung thư. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư.

Ảnh hưởng của niêm mạc tử cung tới khả năng mang thai

Siêu âm xác định độ dày niêm mạc tử cung

Độ dày của lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi. Thông thường, nội mạc tử cung có độ dày trong khoảng 8 – 10 mm được coi là kích thước lý tưởng nhất cho sự thụ thai ở phụ nữ.

Khi đó, trứng thụ tinh có thể làm tổ và phát triển thành thai Nhi khỏe mạnh. Nếu sau khi kết thúc chu kỳ hành kinh, lớp niêm mạc tử cung có độ dày trong khoảng 8 – 14mm thì đây được xem là dấu hiệu đáng mừng cho thấy phụ nữ có khả năng thụ thai thành công. Niêm mạc tử cung được đo ở ngày 12 của chu kỳ trước khi chuyển qua pha hoàng thể trong khoảng 7 – 14mm cho thấy tỷ lệ thụ thai là không đổi và lớn nhất, ngoài khoảng đó ra thì tỷ lệ sẽ giảm dần.

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

Trước khi trả lời câu hỏi niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai, cần phải biết sự biến đổi của niêm mạc tử cung theo chu kỳ kinh nguyệt như sau:

  • Niêm mạc tử cung bình thường dày khoảng từ 7-8mm
  • Giai đoạn đầu chu kỳ kinh, sau khi hành kinh là lúc niêm mạc tử cung mỏng nhất khoảng 3-4mm
  • Giai đoạn rụng trứng niêm mạc tử cung khoảng từ 8-12mm.
  • Nửa cuối chu kỳ niêm mạc tử cung dày đến khoảng 12-16mm.

Nếu kinh nguyệt đến chậm kết hợp với niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 8-16mm thì đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã thụ thai. Thế nên khi niêm mạc tử cung dày khoảng 13mm thử que 2 vạch thì khả năng bạn đã mang thai và độ dày niêm mạc tử cung như thế này phù hợp để cho thai phát triển.

Một số trường hợp tuy đã thụ thai nhưng niêm mạc tử cung lại quá mỏng dưới 8mm, thì khả năng trứng đã thụ tinh di chuyển từ vòi trứng (là nơi diễn ra quá trình thụ tinh) về buồng tử cung rất khó có thể bám vào lớp niêm mạc này. Dẫn tới nguy cơ sảy thai, thai chết lưu…

Điều trị niêm mạc tử cung bất thường để cải thiện khả năng có con

Thuốc và phẫu thuật bảo tồn được sử dụng chủ yếu để kiểm soát các triệu chứng. Ở phần lớn bệnh nhân, lạc nội mạc tử cung sẽ tái phát trong vòng 6 tháng đến 1 năm sau khi ngừng thuốc trừ khi chức năng buồng trứng bị bỏ đi vĩnh viễn. Lạc nội mạc tử cung cũng có thể tái phát sau phẫu thuật bảo tồn.

Điều trị niêm mạc tử cung bất thường để mang thai tự nhiên

Liệu pháp điều trị bằng thuốc

Điều trị triệu chứng bắt đầu bằng thuốc giảm đau (thường là NSAIDs) và các thuốc tránh thai nội tiết. Việc điều trị dứt khoát hơn phải là từng cá nhân cụ thể, dựa trên tuổi, triệu chứng, mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản và tuỳ mức độ rối loạn.

Phẫu thuật

Hầu hết phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung từ trung bình đến nặng được điều trị hiệu quả nhất bằng cách loại bỏ hoặc cắt bỏ càng nhiều càng tốt phần bị lạc nội mạc trong khi khôi phục giải phẫu vùng chậu và giữ được khả năng sinh sản càng nhiều càng tốt. Gỡ dính trên bề mặt. Cắt bỏ phần lạc nội mạc sâu và rộng.

Chỉ định cụ thể cho phẫu thuật nội soi và cắt bỏ tử cung bao gồm

  • Đau vùng chậu ở mức độ vừa phải đến nặng mà không đáp ứng với thuốc
  • Sự hiện diện của nội mạc tử cung
  • Dấu hiệu dính đáng kể
  • Tắc nghẽn ống dẫn trứng
  • Mong muốn duy trì khả năng sinh sản
  • Đau trong quá trình giao hợp

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.