Bật mí 11 bài thuốc điều hòa kinh nguyệt đông y hiệu quả

Đông y có thế mạnh trong việc chữa trị những bệnh phụ nữ liên quan đến nội tiết. Trước giờ nhiều chị em đã tìm đến các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt đông y hiệu quả mà không lo tác dụng phụ.

Nguyên lý điều hòa kinh nguyệt của thuốc đông y

Trong đông y, rối loạn kinh nguyệt được cho là vì can uất, khí hư, huyết nhiệt, huyết ứ. Cụ thể:

  • Can uất: Do công năng sơ tiết của Can không được bình thường, làm cho việc tàng trữ huyết không tốt, can khí và can huyết mất thăng bằng, làm cho khí huyết ứ trệ mà gây ra.
  • Khí hư: Do trung khí quá hư yếu hoặc do tỳ hư suy lâu ngày nên nguồn khí không được sinh ra hoặc không được bổ sung kịp thời, công năng thống nhiếp huyết của tỳ bị ảnh hưởng gây tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.
  • Huyết nhiệt: Do thể trạng vốn có âm hư huyết nhiệt, hoặc cảm nhiễm khí hậu nóng, nội nhiệt hiệp với ngoại rà ẩn náu lâu ngày, gây ra nhiệt uất lâu ngày ảnh hưởng đến Xung Nhâm mà gây ra.
  • Huyết ứ: Sau hành kinh hoặc sau đẻ, huyết dư (huyết hôi) không ra hết lưu lại ở bào cung, lâu ngày kết hợp với các yếu tố ngoại tà làm tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.

Thuốc điều hòa kinh nguyệt đông y có ưu điểm gì?

Những ưu điểm vượt trội thuốc Đông Y mang lại trong việc hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt là:

Độ an toàn: Đa số các loại thuốc Đông Y chữa bệnh không chứa độc hoặc tính độc tố rất thấp, tác dụng tương đối “bình hòa” lâu dài. Chỉ cần người bệnh sử dụng thuốc đúng theo liều lượng, hướng dẫn của thầy thuốc.

Nguyên liệu trong các bài thuốc đông y có nguồn gốc tự nhiên

Nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên: Thuốc Đông y chủ yếu có nguồn từ những loại thảo mộc, cây cỏ mọc tự nhiên được thu hái và bào chế ở dạng khô làm thuốc điều trị nên ít tác dụng phụ, lành tính và có thể sử dụng được trong thời gian dài.

Sử dụng được cho nhiều chị em với những thể bệnh rối loạn kinh nguyệt khác nhau.

Các bài thuốc Đông y điều hòa kinh nguyệt

  • Nếu phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt do khí huyết kém lưu thông thì dùng các vị: đảng sâm, xuyên khung, bạch thược, thục địa, đương quy.
  • Nếu phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt do can uất (lo lắng, căng thẳng, buồn phiền gây ra) thì dùng các vị: hoàng cầm, sài hồ, đan bì, hương phụ chế, đương quy, tô ngạch.
  • Nếu vòng kinh dài, ngắn không đều thì có thể dùng các vị: ích mẫu, bạch thược, đương quy, thục địa, ngải cứu, hương phụ.
  • Nếu bị rong kinh thì dùng các vị: hoa hòe, cây nhọ nồi, đương quy, ngải diệp sao đen.
  • Nếu kinh nguyệt ra ít, ngày kinh ngắn thì dùng các vị bổ huyết như: ích mẫu, ngải diệp, hoài sơn, thục địa, xuyên khung
  • Nếu bị bế kinh, tắc kinh nhiều ngày không ra thì dùng các vị: đan sâm, ích mẫu, đào nhân, hồng hoa
  • Nếu bị thống kinh, đau bụng nhiều, đau dữ dội thì nên dùng các vị: ích mẫu, ngải cứu, đan sâm, hồng hoa.
  • Khi hành kinh các khớp đau nhức, lúc sốt, lúc lạnh: gia khương hoạt, phòng phong, tần giao, quan quế.

Cây thuốc nam giúp điều hòa kinh nguyệt

Cây ích mẫu giúp điều hòa kinh nguyệt

Ích mẫu có công năng hoạt huyết khứ ứ, lợi thủy tiêu phù, sinh huvết mới. Chủ trị kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng, đái không lợi. Tác dụng hiệu quả của cây ích mẫu trong điều hòa kinh nguyệt.

Hành kinh ra ít uống cao ích mẫu
  • Cải thiện các cơn đau bụng kinh, điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, số ngày hành kinh và hỗ trợ làm thông kinh.
  • Hạ huyết áp và giảm nhịp tim đối với phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt như cảm giác nóng bừng mặt, đau đầu, mệt mỏi, dễ nổi giận,…
  • Cải thiện các cơn đau thượng vị và viêm loét dạ dày tá tràng.

Có 2 dạng bào chế từ câu ích mẫu: Uống nước sắc ích mẫu và Uống cao ích mẫu.

Xem thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt cao ích mẫu

Điều hòa kinh nguyệt với cây hương phụ

Cây hương phụ có vị cay, hơi đắng, tính bình, quy vào kinh can, tam tiêu, tác dụng lí khí, điều kinh, thư can, chỉ thống.

Vị cây hương phụ tùy vào cách chế biến cho các vị thuốc có tính năng công dụng khác nhau. Cây hương phụ sao đen có tác dụng cầm máu, dùng trong trường hợp rong kinh.

Nếu tẩm nước muối sao vàng thì chữa bệnh về huyết, tẩm đồng tiện sao có tác dụng giáng hỏa, tẩm giấm sao có tác dụng tiêu tích tụ. Hương phụ tứ chế có tác dụng chữa bệnh về phụ nữ.

Theo đông y, Hương phụ có tác dụng hành khí, giảm đau, khai uất, điều kinh, kiện tỳ tiêu thực, thanh can hỏa. Chữa các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở như: kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm tử cung mãn tính.

Cây ngải cứu điều hòa kinh nguyệt

Ngải cứu điều hòa kinh nguyệt rất tốt

Ngải cứu với vị đắng, tính ấm, mùi hắc, hơi cay có thể giúp lưu thông kinh mạch, chống đau, cầm máu và điều hoà kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là do hư hàn nên tính ấm nóng của ngải cứu sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm bớt triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt không đều mang lại.

Xem thêm: Mẹo chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu

Hoa dâm bụt điều hòa kinh nguyệt

Đông y gọi dâm bụt với tên thuốc là mộc cận, vị ngọt, trơn nhầy, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, làm săn, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc. Nhiều bộ phận của cây được dùng làm thuốc như vỏ rễ dâm bụt có vị ngọt, tính bình có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm. Rễ còn dùng chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh.

Bài thuốc Bắc điều hòa kinh nguyệt

Chủ trị kỳ kinh đến sớm hoặc muộn thất thường

Chuẩn bị:
Hoàng kỳ, đảng sâm, đương quy, phục linh, bạch truật: mỗi vị 12g. Táo nhân, long nhãn: mỗi vị 10g. Mộc hương: 6g Cam thảo, viễn chí: mỗi vị 4g.

Sắc uống liên tục 5 – 10 thang, uống mỗi thang 1 ngày.

Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đến sớm hoặc muộn, lượng máu rất ít hoặc nhiều thất thường. Người bệnh mệt mỏi, tiêu hóa kém, môi nhợt, có thể nôn ói trong kỳ kinh.

Bài thuốc chủ trị kỳ kinh đến muộn

Chuẩn bị: Hoài sơn, đảng sâm, bạch truật, ý dĩ: mỗi vị 12g. Hương phụ, bán hạ, trần bì: mỗi loại 8g. Chỉ xác: 6g.

Sắc uống liên tục 5 – 10 thang, uống mỗi thang 1 ngày trước kỳ kinh 5 – 10 ngày.

Chủ trị: Kỳ kinh đến muộn, máu màu nhợt và có chất đặc dính. Người bệnh bị chướng bụng, tức
ngực, miệng nhạt, ăn uống kém, mặt trắng bệch.

Bài thuốc chủ trị kỳ kinh đến sớm

Chuẩn bị: Sinh địa, huyền sâm: mỗi vị 40g Bạch thược, mạch môn: mỗi vị 20g A giao, địa cốt bì: mỗi vị 12g.

Sắc uống liên tục 5 – 10 thang, uống mỗi thang 1 ngày trước kỳ kinh 5 – 10 ngày.

Chủ trị: người bệnh thấy nguyệt san sớm, lượng máu ra ít, màu đỏ tươi và không vón cục, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, nóng trong người khi hành kinh.

Kỳ kinh thất thường là mối lo ngại của nhiều chị em

Điều kinh khi 1 tháng có 2 chu kỳ kinh nguyệt

Chuẩn bị: Xuyên khung, đương quy, bạch thược, ô dược: mỗi vị 12g. Đào nhân, huyền hồ sách, hồng hoa: mỗi vị 8g. 10g Hương phụ + 16g sinh địa.

Sắc uống liên tục 5 – 10 thang, uống mỗi thang 1 ngày trước kỳ kinh 5 – 10 ngày. Uống trước kỳ
kinh 10 ngày.

Chủ trị: Bị chu kỳ kinh nguyệt ngắn, một tháng có 2 chu kỳ kinh, mỗi chu kỳ kéo dài vài ngày, bị
đau bụng kinh.

Chủ trị tắc kinh, ứ huyết gây rối loạn kinh nguyệt

Chuẩn bị: Ngải cứu, thục địa, đảng sâm: mỗi vị 12g. Xuyên khung, hà thủ ô: mỗi vị 10g. Can khương, xương hồ: mỗi vị 8g. Sắc uống liên tục 5 – 10 thang, uống mỗi thang 1 ngày trước kỳ kinh 5 – 10 ngày.

Chủ trị: Kinh nguyệt ra ít, máu có màu đen và loãng. Người bệnh sợ lạnh, chân tay mát bất
thường, môi nhợt có rêu trắng, đau bụng trong kỳ kinh.

Điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ sảy thai

Chuẩn bị: Kỷ tử, ích mẫu, thục địa, long nhãn: mỗi vị 12g. Xuyên khung, hà thủ ô, đẳng sâm: mỗi vị 8g. Trần bì: 6g.

Sắc uống liên tục 5 – 10 thang, uống mỗi thang 1 ngày trước kỳ kinh 5 – 10 ngày.

Chủ trị: Phụ nữ bị sẩy thai hoặc từng phá thai dẫn đến muộn kinh. lượng máu kinh ít. Có các
biểu hiện như người xanh xao, da khô, bị hoa mắt, chóng mặt, mặt tái nhợt.

Những bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y hiệu quả được tin dùng

bị lạnh tử cung nên uống thuốc gì
Những bài thuốc điều hòa kinh nguyệt đông y hiệu quả

Bài thuốc Tứ vật thang

Công dụng: Tứ vật thang là bài thuốc điều kinh rất nổi tiếng từ xa xưa, bài thuốc này được dùng để bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và chữa các chứng thuộc huyết hư kèm theo ứ trệ.

Thành phần: Xuyên khung 6g, Bạch thược 12g, Thục địa 20 – 24g.

Cách dùng: Sắc nước uống

Bài thuốc Đạo đàm thang

Công dụng: Đàm đạo thang dùng cho những phụ nữ bị vô kinh, vài tháng mới có kinh một lần giúp khư phong đạo đàm. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp giảm đau đầu, tức ngực.

Thành phần: Trần bì,Chế bán hạ, Chỉ thực mỗi vị: 8-12 gam. Phục linh 12-16 gam. Cam thảo 4 gam. Chế nam tinh 4-8 gam.

Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2 lần nước để uống.

Bài thuốc Tiêu sài hồ thang

Công dụng: dùng trong trường hợp kinh nguyệt không đều, khi có, khi không, đau bụng kinh, ứ huyết,  giúp dưỡng âm, hóa ứ,sơ can lý tỳ, điều hòa tỳ vị, hóa giải thiếu thương.

Thành phần: Sài hồ 12 – 16g. Hoàng cầm, Sinh khương, Đảng sâm mỗi vị: 8 – 12g. Bán hạ 8 – 12g. Chích Cam thảo 4 – 8g. Đại táo 4 – quả

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc Bát trân thang

Bài thuốc Bát trân thang có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nghiên cứu bởi danh y Tiết Kỷ. Bát trân thang được phối hợp dựa trên 2 bài thuốc là Tứ quân và Tứ vật.

Công dụng bồi bổ khí huyết, dành cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh dài ngày, ra nhiều máu kinh, hay lo âu, suy nghĩ, cơ thể suy nhược.

Thành phần:Đương qui ( tẩm rượu), Đảng sâm, Bạch thược, Bạch truật ( sao), Thục địa, Bạch linh mỗi vị 12g

Xuyên khung 6 – 8g. Chích thảo 2 – 4g. Sinh khương 2 – 3 lát. Đại táo 2 quả

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang

Công dụng:

Bài thuốc dùng cho những phụ nữ bị rong kinh do chứng tỳ khí hư không nhiếp thống được huyết. Nếu đã có kinh nguyệt nhưng cơ thể mệt mỏi, lên cơ sốt thì cũng có thể dùng bài thuốc này. Hoặc, mới nửa tháng đã thấy kinh nguyệt ra thì cũng nên dùng bài thuốc này.

Nếu kinh nguyệt đến chậm, máu kinh có màu nhạt thì gia giảm thêm Nhục quế trong bài thuốc này.

Thành phần: Hoàng kỳ 20g, Chích thảo 4g, Thăng ma 4 – 6g, Đảng sâm 12 – 16g, Đương qui 12g, Sài hồ 6 – 10g, Bạch truật 12g, Trần bì 4 – 6g, Gia giảm thêm Nhục quế

Cách dùng: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc Quy tì thang

Công dụng: chữa chứng sôi bụng, tiêu chảy do rối loạn kinh nguyệt gây ra.

Thành phần: Nhân sâm ( Đảng sâm) 12g, Phục thần 12g, Toan táo nhân sao 12 – 20g, Viễn chí 4 – 6g, Hoàng kỳ 12g, Mộc hương 4g, Bạch truật 12g, Long nhãn nhục 12g, Đương qui 8 – 12g, Chích thảo 4g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 2 – 3 quả

Cách dùng: sắc mỗi ngày 1 thang

Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y chữa rối loạn kinh nguyệt

Để bài thuốc được phát huy công dụng, điều trị đúng bệnh, đảm bảo an toàn, trong quá trình điều trị người bệnh cũng nên chú ý một số điều sau:

  • Bạn chỉ nên sử dụng các bài thuốc Đông y điều hòa kinh nguyệt khi có sự cho phép từ các lương y. Đồng thời cần sắc thuốc đúng cách và uống thuốc theo đúng liều lượng được kê đơn.
  • Chấp hành đúng quy định, nguyên tắc điều trị của các bác sĩ đưa ra.
  • Trong thời gian sử dụng các bài thuốc Đông y người bệnh không nên tự ý mua và dùng thêm các loại thuốc Tây y.
  • Chị em nên chọn những nhà thuốc hoặc thầy thuốc uy tín, có nhiều kinh nghiệm để tìm đúng nguyên nhân, điều trị đúng bệnh. Trong lúc sử dụng thuốc có xuất hiện biểu hiện lạ cần ngưng thuốc và khám trở lại để áp dụng lộ trình điều trị mới hiệu quả, an toàn hơn.
  • Khi dùng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt cần chú trọng chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập để đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.