Biểu hiện có thai sau IUI các mẹ cần lưu ý

Thụ tinh nhân tạo hiện đang là cứu cách giúp lấy lại hy vọng cho nhiều cặp đôi đang mong muốn có con. Và tất nhiên sau khi IUI, IVF thì các cặp đôi luôn mong chờ cơ hội có thai đến với mình. Vậy biểu hiện có thai sau IUI là như thế nào?

Biểu hiện có thai sau IUI

Chảy máu âm đạo

Chảy máu khi mang thai (Implantation bleeding) là máu chảy ra từ âm đạo vào khoảng thời gian từ 6 – 12 ngày sau khi thụ thai. Có nhiều chị em phụ nữ nghĩ đó chỉ là một kỳ kinh nguyệt nhưng thực chất đây lại là một dấu hiệu sớm của việc mang thai. Điều này không nguy hiểm và không cần phải điều trị.

Trong trường hợp bạn thấy máu chảy ra nhiều, nhiều hơn cả mức bình thường của kỳ kinh nguyệt thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy đi khám nếu bạn bị chảy máu nhiều

Sau IUI, máu chảy ra từ âm đạo vào khoảng thời gian từ 6 – 12 ngày sau khi thụ thai

Trễ kinh

Đây là dấu hiệu có thai sau IUI 14 ngày của tới 96% bà mẹ thành công với kỹ thuật bơm tinh trùng vào tử cung. Khi phôi thai được hình thành, cơ thể sẽ tự sản sinh ra một lượng lớn hormone hCG ức chế hiện tượng rụng trứng ở người mẹ. Lúc này, kỳ kinh nguyệt bị thay đổi dẫn đến tình trạng chậm hoặc mất kinh ở nữ giới.

Dù là mang thai do hỗ trợ sinh sản hay tự nhiên, biểu hiện này đều báo hiệu một cách vô cùng chính xác cho chị em.

Căng đau vùng ngực

Hiện tượng căng tức bầu ngực thường đến trước và trong kỳ kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, sau 14 ngày bơm IUI, dù kinh nguyệt vẫn chưa đến, chị em lại cảm thấy căng tức ở vùng ngực khi chạm vào. Núm vú cũng thay đổi màu sắc,  sẫm hơn so với bình thường. Dấu hiệu này cho thấy phôi thai đã xuất hiện. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone để hình thành tuyến và làm căng tức bầu ngực.

Buồn nôn

Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi và thói quen ăn uống cũng thay đổi cũng là những dấu hiệu cho thấy chị em có thể đã có tin vui. 

Khi mang thai, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể tăng đáng kể, đây là nguyên nhân khiến chị em buồn nôn

Khi mang thai, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể tăng đáng kể, đây là nguyên nhân khiến chị em buồn nôn khi ngửi thấy một mùi nào đó và cơ thể thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ.

Thói quen ăn uống của chị em cũng có thể thay đổi như thèm ăn một vài món ăn nào đó hoặc khó chịu khi ngửi thấy mùi đồ ăn mà bình thường vẫn có thể ăn.

Một triệu chứng có thai sau khi bơm tinh trùng thành công khác là bạn có thể tự nhiên thèm một loại thực phẩm hay một món đồ ăn nào đó dù không thể chịu được mùi của nó. Đừng lo lắng nhé vì đây là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Luôn thèm ăn

Một số người chia sẻ rằng, 7 ngày sau khi thực hiện bơm iui, họ xuất hiện cảm giác luôn thèm ăn, thậm chí cảm giác này xuất hiện ngay cả với những món mà trước đây rất ghét. Đây cũng là hiện tượng thường xuất hiện ở các thai phụ bình thường, vì thế, chị em không cần lo lắng quá về vấn đề này.

Thân nhiệt cao

Sau khi bơm iui 7 ngày, bạn có thể sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi và sốt nhẹ, cơ thể rệu rạo, nóng bừng và không có sức lực. Căn nguyên của hiện tượng này là do sự gia tăng một lượng lớn các hormone progesterone trong cơ thể tương tự như quá trình thường xuất hiện vào các kì kinh nguyệt.

Chuột rút

Hơn 30% phụ nữ thụ thai thành công nhờ iui đều trả lời rằng, sau 7 ngày, họ bắt đầu xuất hiện những cơn chuột rút với tần suất liên tục. Các cơn chuột rút nhẹ xuất hiện là do sự phát triển của phôi thai đè lên tử cung khiến các tĩnh mạch ở tử cung cũng bị chèn ép, từ đó, cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải, dẫn đến hiện tượng các cơn chuột rút ở thai phụ trong những tuần thai kì đầu tiên.

Lưu ý sau IUI giúp tăng cơ hội có thai

Để tăng hiệu quả thụ thai cho chị em phụ nữ, sau khi IUI bác sĩ thường khuyên chị em nên lưu ý vài vấn đề sau:

Sau khi IUI (thụ tinh nhân tạo) nữ giới nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Sau khi IUI (thụ tinh nhân tạo) nữ giới nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cho tinh trùng có điều kiện tốt để gặp trứng và thụ thai. Không những thế, quá trình làm việc tại bệnh viện như thực hiện các thủ tục hay tiến hành bơm tinh trùng cũng khiến cơ thể mệt mỏi. Vì thế, dành thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể hồi phục hiệu quả.
  • Nhiều chị em hiếm muộn lâu ngày, mong muốn có con sẽ dễ rơi vào trạng thái lo âu, bất an và mong muốn quá trình thụ thai thành công. Tuy nhiên, chính điều này cũng là một trong số các yếu tố cản trở quá trình cấy ghép. Vậy nên, thay cho sự bất an, lo lắng, chị em nên thả lỏng và giữ tinh thần lạc quan nhất để việc có con diễn ra thuận lợi hơn.
  • Ngoài ra, việc hoạt động nặng sau IUI cũng nên hạn chế hoàn toàn. Đặc biệt là việc luyện tập thể dục cường độ cao, lao động nặng nhọc. Những việc này sẽ khiến quá trình cấy thai tăng tỷ lệ thất bại. Không những thế, những tác động của quá trình IUI đến buồng trứng khiến cho khu vực này nhạy cảm và dễ tổn thương. Do đó, bạn cần bảo vệ, tránh nguy hại đến cơ quan sinh sản.
  • Sau khi thụ tinh nhân tạo, bạn vẫn có thể tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, tránh bơi và tắm ngay khi thụ tinh. Điều này có thể làm suy yếu tinh trùng, ngăn cản việc thụ thai mà không ai mong muốn.
  • IUI là phương pháp thụ tinh nhân tạo giúp nữ giới rút ngắn thời gian thụ thai. Thường được thực hiện cho các vợ chồng bị hiếm muộn, khó sinh con bằng cách thụ thai thông thường. Để an tâm và có được kết quả như mong đợi, bạn nên thăm khám bác sĩ để có những lời khuyên cũng như biện pháp xử lý phù hợp nhất. 

Khi bơm tinh trùng IUI thất bại, cần làm gì?

Nếu bơm tinh trùng thất bại thì có thể làm lại. Thời gian giữa 2 lần kích trứng là 1 – 3 tháng (cho buồng trứng có thể phục hồi sau khi dùng thuốc). Thời gian bơm của mỗi người sẽ do bác sĩ chỉ định. Tùy từng trường hợp cụ thể, thời điểm IUI lần sau sẽ cách 1 – 2 chu kỳ rụng trứng kể từ lần bơm thất bại trước đó. Nếu bơm quá 3 lần mà vẫn thất bại, các cặp vợ chồng sẽ được chỉ định thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng 50%.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công của kỹ thuật bơm tinh trùng hỗ trợ sinh sản. Nếu chưa thành công, các cặp vợ chồng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời điểm thực hiện lại và các lưu ý khác để nâng cao cơ hội có thai.

Xem thêm: 5 nguyên nhân khiến IUI thất bại

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.