Tắc kinh, mất kinh có thai được không? Xem ngay kẻo hối hận

Nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường bị các vấn đề trong chu kỳ kinh nguyệt: rối loạn, vô kinh, tắc kinh, … Nhiều chị em rất lo sợ trước tình hình này và đặt ra câu hỏi: “Tắc kinh, mất kinh có thai được không?”. Hãy xem, bác sĩ nói gì về vấn đề này nhé.

Tắc kinh, mất kinh là gì?

Tắc kinh, mất kinh biểu hiện như thế nào?
Tắc kinh, mất kinh biểu hiện như thế nào?

Tắc kinh, mất kinh là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt ở phụ nữ trong giai đoạn đang có kinh, đây được gọi chung là tình trạng vô kinh. Vô kinh sẽ xảy ra từ 3 đến 6 tháng liên tiếp.

Lưu ý: đối với những người chưa đến tuổi dậy thì, phụ nữ có thai và cho con bú, mãn kinh thì không có kinh là bình thường, trường hợp này không được gọi là vô kinh

Có 2 loại vô kinh

Vô kinh thứ phát: là người phụ nữ đang có kinh bình thường bỗng nhiên mất kinh từ 3 đến 6 tháng.

Vô kinh thứ phát do các các yếu tố khác quan tác động
Vô kinh thứ phát do các các yếu tố khác quan tác động
  • Nguyên nhân do:

+ Yếu tố tâm lý: Những cảm xúc tiêu cực: áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, lo sợ, … đều khiến rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, tắc kinh.

+ Chế độ dinh dưỡng và thói quen sống: Giảm cân, kiêng khem làm cơ thể mất chất dinh dưỡng, thiếu máu. Vận động quá sức hoặc thường xuyên ngủ muộn sẽ gây ra mất kinh.

+ Mắc bệnh phụ khoa: do cắt tử cung, viêm nhiễm, u xơ, bệnh lý tử cung, … là nguyên nhân khiến kinh nguyệt thất thường hoặc mất kinh.

+ Rối loạn nội tiết: Rối loạn nội tiết gây ra rối loạn chức năng vùng dưới đồi, hội chứng đa nang bệnh tuyến tụy, suy buồng trứng sớm, … làm cho kinh thưa dần và cuối cùng là mất kinh.

  • Vô kinh thứ phát hết sức nguy hiểm, nếu không điều trị và khám chữa kịp thời gây ra vô sinh hiếm muộn.

Vô kinh nguyên phát: là đến độ tuổi dậy thì nhưng lại chưa có kinh một lần nào.

Vô kinh nguyên phát chủ yếu không do tác động nào từ môi trường
Vô kinh nguyên phát chủ yếu không do tác động nào từ môi trường

Nguyên nhân do các vấn đề sau:

+ Không có buồng trứng hoặc buồng trứng bị tổn thương

+ Không có tử cung hoặc tử cung có vấn đề

+ Những khiếm khuyết của cơ quan sinh dục

+ Tuyến yên hoặc khu vực não bộ sản sinh ra hormone có vấn đề

+ Một số không tìm ra được nguyên nhân

Lưu ý: Một trong những biểu hiện ban đầu dẫn đến tắc kinh, mất kinh là rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, khi bắt đầu có những biểu hiện rối loạn kinh, chị em nên có biện pháp khắc phục sớm để tránh các nguy hại về sau.

Tắc kinh, mất kinh có thai được không?

Tắc kinh, mất kinh có gây vô sinh hiếm muộn không?
Tắc kinh, mất kinh có gây vô sinh hiếm muộn không?

Như phân tích tại phần 1, vô kinh có 2 loại là nguyên phát và thứ phát:

Vô kinh nguyên phát là do nguyên nhân khách quan là chủ yếu. Các vấn đề sinh sản hoặc hormone sinh sản đều có vấn đề. Đối với những người bị vô kinh nguyên phát có thể có con nhưng cần điều trị trong thời gian dài và khá tốn kém.

Vô kinh thứ phát: hoàn toàn có thể mang thai nhưng cần xem xét nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu do các thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc quá nhiều, … thì chỉ cần điều chỉnh lại chế độ thì khả năng mang thai tự nhiên rất cao. Nhưng nếu do suy buồng trứng, tuyến yên, … cần sử dụng thuốc hỗ trợ hoặc dùng các biện pháp IUI hay IVF.

Điều trị mất kinh có thai nhanh chóng

Điều trị vô kinh thứ phát

Vô kinh thứ phát có nên uống thuốc ra kinh không?

Uống thuốc ra kinh chỉ tạo vòng kinh giả chứ không có tác dụng lâu dài
Uống thuốc ra kinh chỉ tạo vòng kinh giả chứ không có tác dụng lâu dài

Rất nhiều chị em khi bị vô kinh thường dùng thuốc tránh thai, thuốc ra kinh để vòng kinh đều hơn. Nhưng theo Bác sĩ Giang Tuấn Tú “uống thuốc tránh thai sẽ đều kinh hơn, nhưng thực chất đây là vòng kinh giả”. Vì vậy, để xác định đúng hướng điều trị, nên đến bệnh viện thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Một số hướng điều trị vô kinh thứ phát được bác sĩ chẩn đoán

Vô kinh thứ phát có dễ điều trị không?
Vô kinh thứ phát có dễ điều trị không?

Đối với trường hợp tắc kinh, mất kinh do chế độ ăn uống, sinh hoạt: nên thay đổi thói quen và chế độ ăn uống: ngủ sớm, vận động vừa đủ, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh căng thẳng và áp lực.

Đối với trường hợp vô kinh do suy buồng trứng: Nên bổ sung các thực phẩm bổ trứng giúp buồng trứng phát triển bình thường hoặc điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế (HRT).

Trường hợp vô kinh do androgen cao: Thay đổi lối sống để giảm triệu chứng. Đối với các chị em hiếm muộn dùng các biện pháp chữa vô sinh: IUI hay IVF, hoặc có thể bổ sung thực phẩm chức năng chuyên biệt.

Điều trị vô sinh nguyên phát

Vô kinh nguyên phát tỷ lệ có thai thấp hơn vô kinh thứ phát
Vô kinh nguyên phát tỷ lệ có thai thấp hơn vô kinh thứ phát

Phẫu thuật với những người bệnh có nhiễm sắc thể Y hoặc có các tổn thương sinh dục khác. Phục hồi hoặc tạo hình âm đạo để máu kinh thoát ra được.

Người bệnh suy buồng trứng sớm cần điều trị hormon thay thế. Liệu pháp này chỉ được chỉ định cho trường hợp rối loạn nội tiết tố.

Buồng trứng đa nang cần điều trị phụ thuộc vào nhu cầu người bệnh và ngăn ngừa các biến chứng dài hạn (quá sản nội mạc tử cung, béo phì, rối loạn chuyển hóa).

Kết luận lại, vô kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, vô kinh gây ra nhiều bệnh phụ khoa nghiêm trọng: vô sinh, u xơ, u nang, … Vì vậy, khi có những biểu hiện của vô kinh, chị em nên đi thăm khám kịp thời. Như Bs Đức Nhuận khuyên rằng: ” Mỗi phụ nữ bị vô kinh đều có nguyên nhân riêng và có khi nhiều nguyên nhân cùng phối hợp. Có những nguyên nhân dù tìm được cũng không có khả năng điều trị. Những nguyên nhân dù có cách chữa cũng phải tùy loại mà chọn biện pháp điều trị thích hợp. Vì thế bị vô kinh nhất thiết phải được các thầy thuốc chuyên khoa khám và điều trị, không thể nghe mách bảo, tự dùng thuốc này, thuốc khác vừa tốn tiền vừa nguy hiểm cho sức khỏe.” Hy vọng bài viết đã giải đáp được câu hỏi: “Mất kinh có thai được không?” và sau khi đọc bài viết, thấy hữu ích các bạn hãy share đến nhiều người để cùng lan tỏa thông tin nhé!

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.