Niêm mạc tử cung dày 14mm có thai không?

Niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều là nguyên nhân dẫn đến khó thụ thai, hiếm muộn ở nữ giới. Vậy niêm mạc tử cung dày 14mm có thai không?

Niêm mạc tử cung ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai?

Niêm mạc tử cung còn gọi là nội mạc tử cung là lớp tế bào lót ở mặt trong tử cung. Dưới tác động của nội tiết tố nữ niêm mạc tử cung thay đổi dày mỏng theo chu kỳ kinh nguyệt, tuổi tác và khi mang thai. Niêm mạc tử cung dày hay mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Niêm mạc tử cung dày hay mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Niêm mạc tử cung dày hay mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Niêm mạc tử cung mỏng gây ra những vấn đề kinh nguyệt như chu kì kinh nguyệt kéo dài, thiếu kinh (lượng máu mỗi lần hành kinh ít),…có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nữ giới. Với những phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng hơn 8 mm ở giai đoạn phát triển, quá trình làm tổ của trứng sau khi thụ tinh sẽ khó khăn hơn và nếu phôi thai bám vào được lòng tử cung cũng sẽ dễ bị bong ra gây tình trạng thai chết lưu.

Niêm mạc tử cung dày thường do hàm lượng estrogen trong cơ thể dư thừa quá mức cho phép và được xác định nếu nội mạc tử cung dày hơn 20 mm. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình mang thai. Vì hiện tượng này làm mất cân bằng hormone của nội mạc tử cung và gây ra rong kinh, vô kinh thứ phát kéo dài. Hoàng thể không bị thoái hóa vẫn sản xuất hormone sinh dục làm cho lớp tế bào tử cung dày hơn, không bị bong ra.

Độ dày niêm mạc tử cung hợp lí để mang thai

Niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều là nguyên nhân dẫn đến khó thụ thai, hiếm muộn ở nữ giới. Vậy độ dày niêm mạc như thế nào là hợp lí để thuận lợi cho việc thụ thai?

Theo đó, độ dày lớp niêm mạc tử cung sẽ có sự thay đổi nhất định theo từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ:

Độ dày lớp niêm mạc tử cung sẽ có sự thay đổi nhất định theo từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh
Độ dày lớp niêm mạc tử cung sẽ có sự thay đổi nhất định theo từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh
  • Giai đoạn sau khi sạch kinh

Đây là giai đoạn niêm mạc trở nên mỏng nhất do mới vừa bong ra trong kỳ kinh trước. Lúc này, độ dày niêm mạc tử cung chỉ khoảng 3 – 4 mm, đủ để bao phủ toàn bộ mặt trong của tử cung.

  • Giai đoạn cách ngày nguyệt san khoảng 14 ngày

Trong giai đoạn này, lớp nội mạc tử cung không chỉ chịu sự tác động từ hormone estrogen mà còn bị ảnh hưởng bởi progesterone. Nên niêm mạc tử cung sẽ dày lên nhanh chóng và tiết ra dịch nhầy. Khi đó, niêm mạc dày đến khoảng 8 – 12 mm và là độ dày thích hợp nhất để quá trình thụ tinh diễn ra.

  • Giai đoạn trước khi có kinh

Lúc này, độ dày niêm mạc tử cung có thể lên tới 12 – 16 mm. Nếu sự thụ thai không diễn ra thành công thì lớp nội mạc sẽ tự bong tróc và thoát ra ngoài qua âm đạo, tạo thành kinh nguyệt.

Niêm mạc tử cung dày 14mm có thai không?

Niêm mạc tử cung dày 14mm có thai không?
Niêm mạc tử cung dày 14mm có thai không?

Như đã nói ở trên, nội mạc tử cung có độ dày trong khoảng 8 – 12 mm được coi là kích thước lý tưởng nhất cho sự thụ thai ở phụ nữ. Khi đó, trứng thụ tinh có thể làm tổ và phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Nếu kinh nguyệt đến chậm, thử que thử thai lên 2 vạch kết hợp với niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 8-16mm thì đây là một dấu hiệu cho thấy nữ giới đã thụ thai.

Tuy nhiên, có những trường hợp thử que thử thai 1 vạch hay siêu âm không thấy túi thai dù niêm mạc tử cung dày 14mm. Thì đây rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp đến ngày hành kinh. Bởi trước ngày hành kinh một vài ngày do lượng hormone tăng đột ngột nên niêm mạc tử cung phát triển mạnh. Lúc này độ dày của niêm mạc tử cung có thể dày khoảng 12-16mm.

Để biết chính xác, niêm mạc tử cung dày 14mm có thai không, mẹ bầu nên đến bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra.

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.