Khó có con do rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị từ chuyên gia

Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của của các vấn đề về sức khỏe sinh sản, nguy hiểm nhất gây ra vô sinh hiếm muộn ở phái nữ. Tuy nhiên, rất nhiều chị em thờ ơ trước tình trạng này, vậy nên hãy xem bài viết sau, nghe xem chuyên gia nói gì về vấn đề: “Khó có con do rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị”.

Rối loạn kinh nguyệt biểu hiện như thế nào?

Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phái nữ từ 28 đến 32 ngày, nếu ai có vòng kinh dài có thể kéo lên 35 ngày. Nhưng nếu bạn gặp các biểu hiện sau thì các bạn nên chú ý:

+ Vòng kinh quá ngắn ( 15 ngày) hoặc quá dài (trên 40 ngày)

+ Bất thường về máu kinh:

  • Cường kinh: còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 20ml/kỳ.
  • Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh< 20ml/kỳ.
  • Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày.

+ Màu kinh: nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường.

Bất thường về triệu chứng khác kèm theo khi đến chu kỳ kinh nguyệt:

Trong đó các bất thường về kinh nguyệt, thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất, thường có triệu chứng đau bụng dưới khi hành kinh. Nếu đau, cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng.

Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Để có hướng điều trị chính xác thì cần biết nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. Vậy, xem các bác sĩ phân tích nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do đâu nhé!

Ảnh hưởng của nội tiết tố

Nội tiết tố suy giảm khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trờ lên bất thường
Nội tiết tố suy giảm khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trờ lên bất thường

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới được điều chỉnh bằng hoạt động của hệ nội tiết , bao gồm estrogen và progestrone sản xuất ít hơn, khi hệ nội tiết mất cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng ngay.

Mắc bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa như: ư xơ, đa nang, tuyến yên, ... gây ra rối loạn kinh nguyệt
Các bệnh phụ khoa như: ư xơ, đa nang, tuyến yên, … gây ra rối loạn kinh nguyệt
  • Thai nghén bất thường
  • Tổn thương thực thể của cố tử cung – polyp cổ tử cung, polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, …
  • U tuyến yên, tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp
  • Nhiễm khuẩn: Viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung

Thói quen sinh hoạt, môi trường sống

Những thói quen xấu hoặc stress do công việc gây ra bất thường về chu kỳ kinh nguyệt
Những thói quen xấu hoặc stress do công việc gây ra bất thường về chu kỳ kinh nguyệt

Duy trì những thói quen: thức đêm, ăn uống không điều độ, stress do công việc hay thay đổi môi trường sống cũng gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu khắc phục kịp thời, chu kỳ sẽ đều trở lại.

Tác dụng phụ của thuốc

Uống thuốc quá nhiều cũng gây ra tình trạng chậm kinh
Uống thuốc quá nhiều cũng gây ra tình trạng chậm kinh

Các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc động kinh, thuốc aspirin và ibuprofen, liệu pháp thay thế hormon… đều làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt, là nguyên nhân khiến chị em chậm kinh, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt…

Rối loạn kinh nguyệt gây ra những hệ lụy gì?

Những nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe

1.1.Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Những triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt ảnh hường đến hoạt động hàng ngày của các chị em
Những triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt ảnh hường đến hoạt động hàng ngày của các chị em

Kinh nguyệt không đều với các biểu hiện như đau bụng kinh dữ dội, rong kinh, rong huyết nhiều ngày liền… làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày

Điều này khiến các chị em không thể tập trung vào học tập và làm việc, thậm chí phải nghỉ học, nghỉ làm; tâm trạng bực bội, dễ cáu gắt, chất lượng sống suy giảm.

1.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài gây ra các hệ lụy về sinh sản
Nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài gây ra các hệ lụy về sinh sản

Nếu rối loạn kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng gây ra thì chị em sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mang thai.

1.3. Nguy cơ vô sinh hiếm muộn

Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ khó có con là do rối loạn kinh nguyệt
Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ khó có con là do rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến chị em khó tính ngày rụng trứng, khả năng thụ thai suy giảm. Đặc biệt, các chị em không có kinh nguyệt do không có hiện tượng rụng trứng thì không thể mang thai.  

1.4. Ảnh hưởng đến nhan sắc

Kinh không đều, nội tiết không ổn định sẽ khiến nhan sắc của chị em đi xuống
Kinh không đều, nội tiết không ổn định sẽ khiến nhan sắc của chị em đi xuống

Sức khỏe và sắc đẹp là hai vấn đề mà chị em nào cũng quan tâm. Mất cân bằng nội tiết tố kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho sắc đẹp của chị em suy giảm, chị em trông thiếu sức sống, mệt mỏi, người xanh xao, yếu ớt.

1.5. Gây thiếu máu

Nếu xảy ra tinh trạng cường kinh thì có thể sẽ gây ra thiếu máu
Nếu xảy ra tinh trạng cường kinh thì có thể sẽ gây ra thiếu máu

Hiện tượng cường kinh (lượng máu kinh vượt quá 80ml) kéo dài khiến chị em bị tụt giảm hồng cầu, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, trở nên yếu ớt, dễ chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

Vậy khi nào cần gặp bác sĩ ?

Khi thay đổi thói quen sống nhưng tình trạng rối loạn vẫn kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ ngay
Khi thay đổi thói quen sống nhưng tình trạng rối loạn vẫn kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ ngay

Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần là việc nên làm của tất cả các chị em phụ nữ. Với những bạn có những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thì nên đi khám ngay để được khám, tư vấn, và điều trị và phát hiện sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Và điều trị kịp thời những bệnh lý ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung…

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt

Với từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp khác nhau. Bạn có thể tham khảo cách cải thiện tình trạng rối loại kinh nguyệt dưới đây :

1. Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp.

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Ngủ, nghỉ và thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học

Các chị em phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp giờ giấc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, dù là một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng 15-30 phút cũng giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.

2. Giữ tâm lý thật thoải mái

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Tâm lý thoải mái và luôn vui vẻ

Cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng nhất có thể.

Bạn có thể tập nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè nhiều hơn để thư giãn đầu óc.

3. Không nên lạm dụng thuốc tránh thai

Không lạm dụng thuốc tránh thai hay sử dụng quá nhiều thuốc
Không lạm dụng thuốc tránh thai hay sử dụng quá nhiều thuốc

Thuốc tránh thai là loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, các chị em nên tư vấn bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc tránh thai và có nhiều phương pháp tránh thai khác để bạn có thể lựa chọn.

4. Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác

Tránh các chất kich thích như: rượu, bia, thuốc lá, ....
Tránh các chất kich thích như: rượu, bia, thuốc lá, ….

Việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da của bạn nữa. Vì vậy, hãy hạn chế đến mức thấp nhất có thể để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhé!

Xem thêm: 4 nguyên nhân IUI thất bại và bí quyết giúp 9/10 cặp vợ chồng thành công

5. Điều trị bệnh lý khác nếu có:  Tuyến giáp, tiểu đường…..

Ngoài ra, nếu các triệu chứng vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị để phục hồi sức khỏe!

* Một số thực phẩm rất tốt cho người bị rối loạn kinh nguyệt: Gừng, nghệ tươi, đu đủ xanh, dứa, rau mùi tây, đường thốt nốt, nha đam, mướp đắng…

Chất lượng trứng ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt, để chu kỳ ổn định nhất bạn nên bổ sung những dưỡng chất giúp trứng luôn trong trạng thái tốt nhất từ đó phát triển ổn định, tăng kích thước và rụng đều sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn bên cạnh việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng thì nên bổ sung thêm những thực phẩm chức năng bổ trứng.

Trên đây bài viết tổng hợp về rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị. Hy vọng với bài viết này, các bạn cần chú ý đến bản thân và nhanh chóng thăm khám kịp thời để tránh các hệ lụy nghiêm trọng. Share bài viết này để các chị em hiểu rõ và có những biện pháp kịp thời nếu gặp trường hợp này nhé!

3 bình luận tại website

  1. Chu kỳ kinh không đều làm tn để cải thiện được ạ

    Trả lời ·
    1. Chào bạn. Chu kì kinh nguyệt không đều chỉ là một triệu chứng của trứng kém, hoặc có thể là buồng trứng đa nang. Bạn nên sử dụng OvaQ1 để cải thiện nhé. OvaQ1 sẽ giúp nang noãn phát triển, nhưng số lượng trứng thứ cấp sẽ ít đi, tạo một lớp niêm mạc hoàn toàn phù hợp. Và cuối cùng sẽ giúp thuận lợi cho quá trình thụ thai, bao gồm vận chuyển trứng trong ống dẫn trứng, tăng phát triển phôi và giảm nguy cơ sẩy thai sớm. Chính vì thế bạn nên dùng OvaQ1.
      Bạn hãy gọi đến hotline MIỄN CƯỚC 1800.6592 để được DS chuyên môn tư vấn ngay nhé!

  2. e cũng bị rối loạn kinh nguyệt, có thể tư vấn cho em với được không ạ

    Trả lời ·

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.