Thai IVF bao nhiêu tuần thì mổ được

Thai sau IVF đúng là thai quý, thai hiếm. Tuy nhiên, việc sinh thường hay sinh mổ hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng thai và sức khỏe của mẹ. Thai sau IVF không phải là chỉ định bắt buộc phải sinh mổ. Do đó, mổ lấy thai được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể khi mà người mẹ không thể sinh thường. Vậy thai IVF bao nhiêu tuần thì mổ được?

Các trường hợp thai IVF được chỉ định sinh mổ

Đối với người mẹ

  • Khung chậu bất thường
  • Đường ra của thai bị cản trở
  • Tử cung có sẹo mổ
  • Mẹ bị các bệnh lý toàn thân mạn tính hay cấp tính nếu sinh đường dưới có thể có nguy cơ cho tính mạng người mẹ (bệnh tim nặng, tăng huyết áp, tiền sản giật nặng và sản giật).
  • Các bất thường ở đường sinh dục dưới của người mẹ như: chít hẹp âm đạo (bẩm sinh hay mắc phải), tiền sử mổ rò, mổ sa sinh dục.
  • Các dị dạng của tử cung như: tử cung đôi (tử cung không có thai thường trở thành khối u tiền đạo), tử cung hai sừng… đặc biệt là khi kèm theo ngôi thai bất thường.

Đối với tình trạng thai

Dựa theo tình trạng thai để bác sĩ chỉ định mổ hay sinh thường
  • Thai bị suy dinh dưỡng/chậm tăng trưởng trong tử cung nặng
  • Thai bị bất đồng nhóm máu với mẹ nếu không lấy thai ra thì có nguy cơ thai bị chết lưu trong tử cung

Thai IVF bao nhiêu tuần thì mổ?

Thai đủ tháng là 40 tuần mặc dù các bác sĩ y tế từng coi “thời hạn” là từ tuần 37 đến tuần 42

Đó là thời điểm cuối cùng mà cơ thể chuẩn bị cho quá trình sinh nở, trong khi em bé hoàn thiện sự phát triển của các cơ quan cần thiết (như não và phổi) và đạt được trọng lượng sơ sinh khỏe mạnh.

Nguy cơ đối với các biến chứng sơ sinh thấp nhất ở những thai kỳ không có biến chứng được sinh từ 39 đến 41 tuần.

Đối với các thai IVF cần theo dõi và theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý cho mẹ bầu IVF sinh mổ

Trước ngày sinh, chị em cần nhớ 1 số mẹo để vượt cạn thành công.

  • Khám thai đều đặn 1 lần/1 tuần trước khi đẻ
Các mẹ bầu mang thai IVF cần khám thai định kỳ cũng như tiêm thuốc phòng ngừa đầy đủ

Các mẹ bầu mang thai IVF cần khám thai định kỳ cũng như tiêm thuốc phòng ngừa đầy đủ. Vào 3 tháng cuối thai, chị em nên lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe và thăm khám đặc biệt. Tần suất thăm khám ở chu kỳ cuối sẽ được tăng cường 1 lần/ tuần. Chị em nên báo ngay với bác sĩ về tình trạng thai nhi để chuẩn bị tốt nhất cho ngày dự sinh.

  • Lựa chọn cơ sở ĐỠ ĐẺ uy tín, chất lượng cao

Trên cả nước có nhiều bệnh viện đỡ đẻ uy tín, chị em có thể dựa vào các tiêu chí sau để lựa chọn:

+ Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và mát tay để giúp mẹ vượt cạn thành công. Họ biết cách xử lý tình huống khẩn cấp và hướng dẫn chị em trong suốt quá trình vượt cạn.

+ Bệnh viện có cơ sở vật chất hiện đại, thông thoáng giúp mẹ bầu IVF sinh con thuận lợi. Chất lượng dịch vụ chăm sóc trẻ sau sinh cũng cần được quan tâm kỹ lưỡng. Những bà mẹ đơn thân, ít người thân sẽ cần đến sự trợ giúp của hộ lý, y tá sau khi vượt cạn. Chất lượng dịch vụ tốt sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe hơn.

+ Bệnh viện có mức chi trả cao hay thấp, có hỗ trợ chi trả bảo hiểm không? Những bệnh viện tư hiện nay có mức phí khá cao nhưng bù lại chế độ dịch vụ ổn hơn bệnh viện công rất nhiều. Chị em nên cân nhắc khả năng tài chính để lựa chọn.

Lựa chọn cơ sở ĐỠ ĐẺ uy tín, chất lượng cao để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé
  • Soạn đồ ĐẦY ĐỦ & SẴN SÀNG nhập viện

Thời điểm chuyển dạ có thể đến sớm hoặc trễ hơn thời gian dự sinh. Bởi vậy, chị em nên soạn đầy đủ các vật dụng cần thiết để sẵn sàng nhập viện. Những đồ dùng thiết yếu chị em cần sẵn sàng đặt trong giỏ bao gồm:

+ Đồ dùng cho mẹ: quần áo thay hàng ngày, khăn, vớ, mũ, bình nước nóng và nguội. Nếu bệnh viện dự sinh đã có sẵn đồ dùng cần thiết thì chị em không cần mang theo.

+ Đồ dùng cho bé: khăn bông, tã lót, vớ, nón, bình sữa, sữa bột dành cho trẻ sơ sinh,…

+ Các loại giấy tờ cần thiết: bản sao và bản chính giấy tờ tùy thân, sổ khám thai, bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm chi trả tiền viện phí tại công ty mẹ làm việc.

  • Nắm rõ kiến thức về chuyển dạ của bà bầu

Chị em cần tìm hiểu những kiến thức về chuyển thật kỹ lưỡng. Chuyển dạ là thời điểm quan trọng và khó khăn đối với các bà mẹ lần đầu sinh con. Đặc biệt là phụ nữ mang thai thụ tinh trong ống nghiệm. Thông thường, bác sĩ sẽ cho chị em biết ngày dự sinh để vào viện. Nhưng nếu nước ối vỡ sớm, các mẹ phải biết cách xử lý cho đến khi được chuyển vào viện.

Chị em nên nắm rõ các biểu hiện và dấu hiệu khi chuyển dạ.

  • Giữ tâm lý thoải mái trong những tuần thai cuối

Gần đến ngày dự sinh, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái và tránh lo lắng quá nhiều. Thay vì nằm lâu trên giường, chị em có thể ngồi thiện, đọc sách, nghe nhạc, đi bộ,… để giải trí. Ngoài ra, giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của bà bầu. Ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém khiến sức đề kháng của mẹ suy giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Dinh dưỡng đầy đủ cuối thai kỳ góp phần nâng cao sức khỏe của mẹ, giúp mẹ tươi tắn và tràn đầy sức sống hơn.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm làm IVF thành công

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.