Mẹo chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu

Bài thuốc dân gian hiệu quả chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu đã được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Vậy hiệu quả thực sự như thế nào mời các bạn tham khảo qua bài viết dưới đây.

Tác dụng, hiệu quả của cây ngải cứu chữa kinh nguyệt không đều

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ Cúc Asteraceae, thường được ứng dụng vào việc điều trị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của chị em qua việc uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt.

Ngải cứu là cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,4m – 1mm. Lá ngải cứu mọc so le, đầu nhọn, chẻ lông chim, mọc liền từ thân xuống gốc. Ngải cứu mọc hoang ở nhiều vùng miền của Việt Nam, ưa nơi ẩm thấp, sinh trưởng mạnh. Ngải cứu thường được sử dụng phần lá, thân và hoa với cách dùng đa dạng như dùng tươi, phơi khô hay nghiền thành bột. Nhờ dễ trồng và cách chăm sóc đơn giản, cũng như sự thân thuộc trong đời sống mà ngải cứu nhận được rất nhiều tình cảm ưu ái ở cả Đông Y và Tây Y – nhất là đối với việc điều hoà khí huyết cũng như điều hoà kinh nguyệt. Vậy cây ngải cứu có tác dụng gì?

chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu
Lá ngải cứu rất tốt trong điều hoà khí huyết

Theo y học hiện đại, ngải cứu có chứa các chất giúp kháng khuẩn, giảm đau thần kinh và đau bụng kinh hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu với vị đắng, tính ấm, mùi hắc, hơi cay có thể giúp lưu thông kinh mạch, chống đau, cầm máu và điều hoà kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là do hư hàn nên tính ấm nóng của ngải cứu sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm bớt triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt không đều mang lại.

Tóm lại, cây ngải cứu có khả năng giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó điều hoà kinh nguyệt. Đồng thời, cây ngải cứu còn có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác để chữa đau đầu, đau bụng, đầy hơi hay các triệu chứng nhẹ về đường tiêu hoá. Ngoài ra, ngải cứu còn được ghi nhận sự hiệu quả trong việc chữa các triệu chứng chảy máu cam, đau dạ dày, ra mồ hôi trộm, nổi mẩn…

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu

Các tài liệu Y học cổ đã ghi chép rất nhiều bài thuốc chữa bệnh với rau ngải cứu. Tùy vào tình trạng và dấu hiệu của bệnh, bạn có thể sử dụng một trong những bài thuốc đơn giản dưới đây:

Chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu
Nước ngải cứu rất tốt trong việc chữa rong kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh

Bài thuốc chữa rong kinh

Với bài thuốc này, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

  • Cho 6 – 12g ngải cứu khô vào ấm, chế đầy nước sôi và đợi cho các dược chất của ngải cứu tiết ra nước rồi uống khi còn ấm.
  • Một ấm thuốc có thể chế 3 lần nước uống vào 3 bữa trong ngày. Nên sử dụng trước kỳ kinh 1 tuần cho đến hết chu kỳ kinh thì dừng lại.

Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

Để giúp kinh kỳ đều và gọn hơn, bạn có thể áp dụng bài thuốc như sau:

  • Lấy một nắm ngải cứu tươi (30g) đem rửa thật sạch và cho vào nồi hãm với 300ml nước. Đun lửa thật nhỏ cho đến khi trong nồi còn khoảng 150ml thì tắt bếp, chắt lấy nước uống khi còn ấm.
  • Với bài thuốc này, bạn có thể sử dụng ở ngày đầu tiên của chu kỳ kinh đến khi sạch kinh. Kiên trì sử dụng sẽ giúp kinh nguyệt được ổn định hơn.

Bài thuốc chữa đau bụng kinh

Đau bụng kinh là dấu hiệu điển hình của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Các cơn đau khiến chị em “chết đi sống lại” sẽ được cải thiện nhờ một số bài thuốc sau:

Đau bụng kinh, lạnh bụng

  • Nguyên liệu chuẩn bị: ngải cứu (12g), quất bì (8g), gừng sống (8g).
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi sắc với nước uống.
  • Sử dụng: Ngày uống 1 lần khi còn ấm.

Đau bụng kinh

  • Nguyên liệu chuẩn bị: ngải cứu (12g), hương phụ (20g), giấm
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị và cho vào nồi sắc với nước. Khi nước sôi, cho 1 chén nhỏ giấm vào đun sôi trở lại rồi tắt bếp
  • Sử dụng: Uống khi còn ấm 1 lần/ngày.

Đau bụng kinh, ra máu nhiều

  • Chuẩn bị nguyên liệu: ngải cứu (12g), sinh địa (12g), xuyên khung (4g), a giao (12g), bạch thược (6g), đương quy (10g).
  • Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên (trừ a giao) vào nồi sắc với 800ml nước, đun đến khi còn 300ml thì tắt bếp, chắt lấy nước.
  • Sử dụng: Đổ nước ra cốc và cho a giao vào khuấy đều, uống khi còn ấm mỗi ngày 1 thang.

Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

  • Nguyên liệu chuẩn bị: ngải cứu (8g), a giao (16g)
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi sắc lấy nước.
  • Sử dụng: Uống ngày 1 lần khi còn ấm.

Các cách chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu

Có nhiều cách để chữa điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu, nhưng có lẽ uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt vẫn là đơn giản và dễ dàng nhất. Con gái có thể tham khảo một số cách sau để điều hoà kinh nguyệt bằng ngải cứu:

Ngải cứu tươi thường dùng chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều

Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu tươi

Dùng 200g ngải cứu tươi, rửa sạch, nhặt bỏ lá úa (có thể dùng cả thân và lá) cho vào 500ml nước rồi đun sôi. Uống thành 3 bữa trong ngày trước kỳ kinh nguyệt, khi uống thì con gái nhớ hâm nóng lại để đạt hiệu quả tốt nhất nhé

Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu khô

Cho 5g ngải cứu khô, 5g ích mẫu khô, cam thảo vào chung một ly rồi rót nước sôi, hãm như hãm trà. Sau khi các nguyên liệu đã ra nước là con gái đã có thể uống rồi, vẫn đừng quên uống đều đặn 3 lần một ngày nhé. Đặc biệt, con gái nên uống trước “ngày ấy” khoảng 1 tuần đến khi hết để đảm bảo điều hoà kinh nguyệt.

Sắc nước ngải cứu khô uống chữa rối loạn kinh nguyệt

Chuẩn bị 10g ngải cứu khô cho vào nồi chung với 200ml nước, sắc nước cho tới khi lượng nước cạn còn khoảng 100ml. Con gái hãy uống mỗi lần 10ml, 2 lần một ngày – và không nên uống khi đang no nha, sẽ giảm đi hiệu quả đó!

Sử dụng ngải cứu trong bữa ăn chữa rối loạn kinh nguyệt

Các nàng có thể sử dụng lá ngải cứu như một loại rau xanh trong bữa ăn giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên lá ngải cứu có vị đánh và mùi hang nên khá khó ăn. Do đó các nàng có thể kết hợp lá ngải cứu cùng một số nguyên liệu khác khi chế biến giúp món ăn ngon và dễ ăn hơn. Ví dụ như:

Trứng rán ngải cứu vừa ngon vừa có thể chữa được kinh không đều
  • Gà hầm ngải cứu
  • Trứng vịt lộn hầm ngải cứu
  • Trứng gà rán lá ngải cứu

Lưu ý khi chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu

Ai không nên dùng ngải cứu

Tuy ngải cứu có công dụng điều hoà kinh nguyệt hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể dùng ngải cứu. Ngải cứu có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn cho những đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu
  • Bạn gái có vấn đề về gan mật
  • Nóng trong người, âm hư huyết nhiệt, huyết áp cao
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Bạn gái có kế hoạch mang thai.

Cách sử dụng ngải cứu an toàn

Khi sơ chế ngải cứu để dùng vào việc uống nước ngải cứu điều hoà kinh nguyệt, con gái nên chú ý dùng các rau ngải cứu còn tươi khi vừa được ngắt khỏi cành lá, không quá dập và héo. Thân ngải cứng bên dưới có thể bỏ đi, nhưng cành ngải non phía trên vẫn có thể dùng và nên ưu tiên các phần ngọn non.

Cũng như ngải cứu tươi, con gái cũng nên sơ chế ngải cứu khô để loại bỏ tạp chất bị lẫn vào nhé. Ngoài ra thì ngải cứu có vị hơi đắng, con gái hoàn toàn có thể thêm đường vào nước thuốc cho dễ uống nè.

Nếu dùng ngải cứu khô, bạn chỉ nên dùng tối đa 3 – 5g mỗi ngày. Với ngải cứu tươi, bạn có thể dùng 15 – 30g mỗi ngày. Khi dùng ngải cứu để chữa kinh nguyệt không đều, bạn không nên uống liên tục trong thời gian dài mà chỉ nên uống theo đợt, hết kinh thì nghỉ, khi đến gần ngày kinh thì uống lại.

Hơn thế nữa uống nước ngải cứu điều hòa kinh nguyệt sẽ phù hợp tùy từng cơ địa của mỗi người mà thời gian áp dụng có thể sẽ khác nhau mới có hiệu quả.

Xem thêm: Giáo viên mầm non chia sẻ bí quyết mang thai tự nhiên sau nhiều năm “thả mãi không thấy”

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.