Trứng lép là gì? Trứng lép có rụng được không?

Trứng là một trong những thành phần không thể thiếu để tạo nên một bào thai. Nếu trứng không rụng thì không thể gặp được tinh trùng. Chính vì vậy các chị em phụ nữ khi mắc phải hiện tượng trứng lép thì thường thắc mắc rằng trứng lép có rụng không?

Trứng lép là gì?

Trứng lép là cách gọi của hiện tượng tình trạng trứng phát triển không bình thường, kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn để phóng noãn (rụng trứng).

Quá trình rụng trứng thông thường
Quá trình rụng trứng thông thường

Thông thường, trứng từ kích thước rất nhỏ khoảng 3-5mm, dưới sự tác động của hooc môn sinh dục và đầy đủ các điều kiện khác thì trứng sẽ lớn dần lên. Khi trứng trưởng thành thì kích thước sẽ đạt 8 – 22mm và rụng. Nếu chị em bị bệnh trứng lép, kích thước trứng sẽ chỉ có kích thước từ 3 – 5mm. Tình trạng này gặp nhiều ở các bạn nữ đến tuổi dậy thì, phụ nữ tuổi trung niên hoặc giai đoạn tiền mãn kinh….

Dấu hiệu nhận biết trứng lép

Chị em phụ nữ có thể xác định được tình trạng trứng lép thông qua các dấu hiệu dưới đây:

Không có kinh nguyệt

Nhiều chị em thường chủ quan với tình trạng kinh nguyệt không đều. Đây là biểu hiện không thể xem thường. Khi bị trứng lép nữ giới có thể không có kinh trong khoảng thời gian lên đến 6 tháng. Nguyên nhân là do trứng bị lép nên không thể rụng dẫn đến việc không xuất hiện kinh nguyệt.

Dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo bất thường

Các hoocmon sinh dục hoặc nội tiết tố không cung cấp đủ để nuôi dưỡng trứng cũng có thể là nguyên nhân gây ra dịch nhầy khác thường ở âm đạo. Nếu chị em nhận thấy dịch nhầy này có mùi, màu bất thường, hãy đi khám sớm để xác định chính xác bệnh lý. Từ đó có phương hướng điều trị bệnh chính xác nhất. 

Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều là triệu chứng của nhiều bệnh lý về phụ khoa, trong đó có tình trạng trứng lép. Thông thường hiện tượng kinh nguyệt xảy ra khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh. Nhưng khi trứng không phát triển và không tự rụng được sẽ không xuất hiện tình trạng kinh nguyệt.

Đau bụng trong ngày kinh

Nếu đến kỳ kinh mà chị em xuất hiện hiện tượng đau bụng thì hãy cẩn thận, rất có thể nó là triệu chứng bất ổn của cơ quan sinh sản. Bởi lẽ, các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ liên quan mật thiết với nhau nên nếu hoạt động của buồng trứng không trơn tru thì chị em sẽ thấy đau bụng dưới.

Trứng lép có rụng được không?

Trứng lép có rụng không
Trứng lép có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?

Theo lý thuyết, nếu trong điều kiện thuận lợi, khi bước vào chu kỳ hành kinh sẽ có từ 1 – 2 nang noãn phát triển. Sự phát triển này đạt đến mức độ tiêu chuẩn sẽ trở thành trứng chín; các noãn khi đó sẽ tìm cách xuyên thủng lớp vỏ ngoài của nang rồi rụng vào vòi trứng.

Nhưng khi trứng lép nghĩa là kích thước không tăng lên khiến cho lớp vỏ ngoài của nang không dãn ra và vỡ để giải phóng noãn bên trong. Do đó mà trứng lép thì không rụng được. Khi trứng không rụng nghĩa là trứng không thể gặp tinh trùng để tạo thành hợp tử. Như vậy, trứng lép thì không thể thụ thai.

Tuy nhiên, vẫn sẽ có những ngoại lệ tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì có thể có một số trứng không trưởng thành, số còn lại có thể vẫn phát triển được. Nếu theo dõi và xác định đúng thì trứng bình thường này vẫn có thể rụng thụ thai. Tuy nhiên, việc tự căn thời điểm là rất khó, thường phụ nữ trứng lép muốn canh trứng sẽ phải nhờ tới sự can thiệp y khoa.

Ngoài ra, sự phát triển của trứng còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Nội tiết, dinh dưỡng… Chính vì vậy, nữ giới cần bổ sung các thực phẩm có khả năng cân bằng nội tiết hoặc có lợi cho hoạt động của buồng trứng để cải thiện tình trạng trứng lép.

Nếu bệnh nặng thì có thể toàn bộ trứng không phát triển, khi đó chị em được chuẩn đoán là vô sinh.

Vì vậy, các chị em khi được chẩn đoán là trứng lép thì nhất thiết phải điều trị thì mới có thể rụng trứng và thụ thai được. Việc điều trị tiến hành càng sớm thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.